GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ: KẾT QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỪ TỌA ĐÀM KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LAI CHÂU

Thứ ba - 22/10/2024 00:11 8 0
      Sáng ngày 21/10/2024, Trường Chính trị tỉnh Lai Châu đã tổ chức thành công Tọa đàm khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; Xây dựng Đảng; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”.
      Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Lai Châu (10/10/1949 - 10/10/2024). Đồng thời cũng là một trong các nội dung, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Trường Chính trị tỉnh chủ trì thực hiện.
      Tọa đàm có sự tham gia của nhiều lãnh đạo, giảng viên từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh, bao gồm Trường Chính trị, Trường Cao đẳng Lai Châu, các trung tâm chính trị cấp huyện và đại diện lãnh đạo, chuyên viên phòng chuyên môn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ. Đồng chí Nguyễn Tiến Tăng – Hiệu Trưởng Trường Chính trị và đồng chí Đặng Thu Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị, chủ nhiệm Đề tài, chủ trì buổi Tọa đàm.
Quang cảnh Tọa đàm
      Trong phần báo cáo đề dẫn, đồng chí Nguyễn Tiến Tăng đã khẳng định vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần lý luận chính trị đối với việc phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và nhấn mạnh rằng, mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, công tác giảng dạy các học phần lý luận chính trị mà Tọa đàm đề cập, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản là: thiếu giảng viên chuyên trách có trình độ chuyên môn sâu, tài liệu học tập chưa được cập nhật kịp thời, phương pháp giảng dạy chưa đa dạng và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Đồng thời đồng chí định hướng những nội dung chính cần tập trung trao đổi, thảo luận, làm sáng tỏ qua cuộc Tọa đàm: Đánh giá thực trạng chương trình, tài liệu; thực trạng việc tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học viên đối với 4 học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; Xây dựng Đảng; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong tỉnh; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và kinh nghiệm trong tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy các học phần, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đồng chí Nguyễn Tiến Tăng,  Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh
Khai mạc và trình bày Báo cáo đề dẫn
      Tọa đàm đã tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp, phản biện từ các nhà khoa học, giảng viên và cán bộ lãnh đạo. Qua đó, một số khó khăn, hạn chế cơ bản đã được chỉ rõ: Số lượng giảng viên chuyên trách tham gia giảng dạy các học phần này còn ít so với yêu cầu; tài liệu học tập chưa được cập nhật kịp thời trong khi các học phần này đòi hỏi cần đặc biệt chú trọng cập nhật kịp thời văn kiện, nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước, Điều lệ, hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phương pháp giảng dạy chưa đa dạng; một số giảng viên giảng dạy các học phần, nhất là học phần Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội không được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng cụ thể do chưa kinh qua công tác xây dựng đảng, công tác hội, đoàn thể và còn ít điều kiện thâm nhập, nghiên cứu thực tế; một số giảng viên ít được tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến phần học; đề kiểm tra, đề thi còn thiếu sự sáng tạo trong nội dung, sự đang dạng về hình thức, cơ bản bản còn đơn giản, chỉ yêu cầu học viên ghi nhớ chưa khuyến khích, kích hoạt được tư duy phân tích, đánh giá của học viên; một số học viên còn thụ động trong học tập, sự tham gia trong một số hoạt động học tập chưa đạt yêu cầu;...
      Trên cơ sở đánh giá thực trạng các vấn đề, một số giải pháp quan trọng được đã đề xuất, bao gồm: (1) Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy, tổ chức cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế: Để nâng cao năng lực giảng dạy, cần tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Ngoài ra, cần tổ chức và khuyến khích, tạo điều kiện để tăng cường sự chủ động nghiên cứu, thâm nhập thực tế của giảng viên (bằng nhiều hình thức trong đó có nghiên cứu thực tế hằng năm, nghiên cứu thực tế có kỳ hạn) để cập nhật, mở rộng tăng cường vốn kiến thức thực tiễn, kỹ năng trong các mảng nội dung cụ thể. (2) Cập nhật và chuẩn hóa tài liệu học tập: Tài liệu học tập cần được cập nhật thường xuyên để phản ánh đầy đủ các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị cấp huyện. (3) Đầu tư cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc đầu tư nâng cấp phòng học, trang thiết bị và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy là cần thiết để tạo môi trường làm việc, học tập tốt hơn cho giảng viên và học viên. (4) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng các công cụ giảng dạy trực tuyến, phần mềm hỗ trợ học tập và các nguồn tài nguyên số có thể giúp cải thiện hiệu quả giảng dạy, tạo điều kiện cho học viên tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt và tiện lợi. (5) Tăng cường mời giảng viên thỉnh giảng: Có giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp để tăng cường mời lãnh đạo Trường, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn tham gia giảng dạy trực tiếp các chuyên đề chuyên sâu liên quan nhiều đến công tác chuyên môn nghiệp vụ, nhất là các chuyên đề mà đội ngũ giảng viên chưa được đào tạo chuyên sâu, ít kinh nghiệm và thuộc các lĩnh vực khó, nhạy cảm có nhiều nội dung văn bản ở chế độ mật. (6) Khuyến khích sự tham gia chủ động của học viên: Cần tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích học viên tham gia thảo luận, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Đồng thời đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá , tiếp tục đổi mới hình thức thi tự luận, thi trắc nghiệm, tiến tới thực hiên thi vấn đáp để nâng cao kỹ năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề của học viên...
ThS. Lê Thế Đại, Trưởng Khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị (ảnh trên); TS. Lê Thị Hà Giang, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lai Châu (ảnh giữa) và ThS Lê Thị Ngọc Hiệp, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo và NCKH (ảnh dưới), Trường Chính trị tham luận, trao đổi về nội dung “Những thuận lợi, khó khăn trong nghiên cứu, giảng dạy về nội dung Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Lai Châu và một số nhiệm vụ, giải pháp đặt ra hiện nay”
CN Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc TTCT huyện Sìn Hồ (ảnh trên) và ThS Nguyễn Văn Đông, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh (ảnh dưới) tham luận, trao đổi về việct “Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học viên trong dạy học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Chính trị và các trung tâm chính trị tỉnh Lai Châu hiện nay - Thực trạng và giải pháp”
      Kết thúc buổi Tọa đàm, ThS. Đặng Thu Hiếu đã tóm tắt lại các điểm chính, tổng kết những ý kiến và giải pháp được đưa ra tại tọa đàm và nhấn mạnh sự cần thiết của việc áp dụng các giải pháp được đề xuất để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Lai Châu, Trường Cao đẳng Lai Châu và các trung tâm chính trị cấp huyện trong thời gian tới.
ThS. Đặng Thu Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị
Phát biểu kết luận và bế mạc Tọa đàm
      Buổi Tọa đàm diễn ra thành công tốt đẹp, không chỉ một diễn đàn trao đổi học thuật mà còn góp phần xác định những phương hướng phát triển mới, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tếlà một trong những nội dung, căn cứ quan trọng góp phần giúp Trường Chính trị tỉnh – tổ chức chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Lai Châu” có thêm dữ liệu để làm cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
 

Tác giả: Nghi Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

dangcongsan.vn
hcma.vn
laichau.dcs.vn
laichau.gov.vn
https://danguykhoi.laichau.gov.vn/
Thành viên đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay2,718
  • Tháng hiện tại81,644
  • Tổng lượt truy cập8,894,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down