Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Tiến Tăng - Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trường Chính trị tỉnh; Nguyễn Đức Thuận - Phó Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu; đại diện lãnh đạo Phòng Dân tộc, các xã, thị trấn của huyện Phong Thổ; lãnh đạo và giảng viên các khoa, phòng nhà trường.
Phát biểu đề dẫn và khai mạc Hội thảo, ThS Đào Duy Hưng - Trưởng khoa Lý luận cơ sở đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, xác định mục đích của Hội thảo để xin ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học để làm rõ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thực hiện chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Qua đây, đồng chí mong muốn Hội thảo sẽ nhận được nhiều ý kiến thảo luận, chia sẻ thẳng thắn của các nhà quản lý, các nhà khoa học để đánh giá đúng thực trạng; đồng thời đề xuất, khuyến nghị những giải pháp khả thi, phù hợp, thiết thực, hữu ích trong thời gian tới.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Tiến Tăng - Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trường Chính trị tỉnh đánh giá cao công tác chuẩn bị và quá trình tổ chức Hội thảo của Khoa và nhóm nghiên cứu đề tài; đồng thời, khẳng định việc tổ chức Hội thảo là một hoạt động rất quan trọng, thiết thực, đề tài có ý nghĩa nhân văn sâu sắc qua đó giúp cho quá trình thực hiện chính sách dân tộc cấp huyện mang tính khả thi cao và cũng bổ sung cho cơ sở lý luận của đề tài. Trên cơ sở đó, đề nghị nhóm nghiên cứu Đề tài nghiêm túc tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện để đề tài nghiên cứu thực sự có chất lượng, giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.
Hội thảo đã nhận được 13 bài tham luận của các đồng chí cán bộ, công chức huyện Phong Thổ và giảng viên Trường Chính trị tỉnh. Trong đó, có 05 tham luận và 03 ý kiến trực tiếp trao đổi trực tiếp tại Hội thảo tập trung làm rõ dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài; bổ sung những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời đề xuất thêm các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động này trong giai đoạn mới.
Kết luận Hội thảo, đồng chí Trần Thị Kim Oanh – Chủ nhiệm Đề tài khẳng định: Hội thảo vừa là hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa là diễn đàn trao đổi về mặt chuyên môn có ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với tập thể Khoa Lý luận cơ sở và mỗi giảng viên. Trên cơ sở những ý kiến của đại diện lãnh đạo nhà trường, Ban dân tộc Tỉnh, những ý kiến tham luận, thảo luận, trao đổi của các đại biểu tham dự, nhóm Đề tài sẽ nghiêm túc tiếp thu, coi đây là những thông tin quý giá để bổ sung, hoàn thiện kết quả nghiên cứu của Đề tài.
Một số hình ảnh đại biểu phát biểu tại Hội thảo
Đồng chí Nguyễn Tiến Tăng – Hiệu trưởng
Trường Chính trị tỉnh phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Trịnh Khắc Tấn – Phó trưởng phòng phụ trách, phòng Dân tộc huyện Phong Thổ tham luận
Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm Chính trị
huyện Phong Thổ tham luận